Cách giữ chừng mực với đồng nghiệp trong công ty
Chủ động hỗ trợ nhau trong công việc không chỉ giúp bạn hoàn thành tốt công việc mà còn nuôi dưỡng mối quan hệ giữa bạn và người đồng nghiệp tại nơi văn phòng. “Khoảng cách”
Cho dù là đồng nghiệp hay bạn bè thì chúng ta vẫn là những người cùng sống trong một cộng đồng ngôn ngữ.
Phải làm sao để giữ được khoảng cách đúng mực với đồng nghiệp khác giới mà vẫn có được tình cảm tốt. Đây chính là vấn đề thường gặp nhất đối với nhiều nhân viên văn phòng.
Giữ khoảng cách không có nghĩa là “cách ly”
Đầu tiên, bạn nên có được cảm giác an toàn khi tiếp xúc với đối phương. Hiện tại, chúng ta đã bước vào thế kỷ 21 và vai trò của người phụ nữ cũng như vai trò của người đàn ông có thể nói là ngang bằng với nhau.
Chính vì thế, quan niệm mọi việc đều do đàn ông gánh vác đã trở nên lạc hậu và lỗi thời. Cho dù là đã kết hôn, chúng ta cũng không thể bắt ép người phụ nữ không được tiếp xúc với người khác giới. Ngược lại, quan niệm đó có thể ảnh hưởng rất nhiều tới công việc của bạn bởi nó là quan niệm vô lý.
Chúng ta cần phải thừa nhận một điều rằng, mỗi con người đều cần phải có không gian riêng của mình. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phân khu nam nữ riêng biệt nhau. Bởi trong công việc, không ai có thể một mình mà làm tốt nhiệm vụ được. Chúng ta cần có sự giúp đỡ và hỗ trợ từ phía đối tác và cộng sự.
Giữ thái độ cởi mở
Vì là khác giới, nên trong công việc cũng như trong cuộc sống, bạn và cộng sự có thể sẽ có cái nhìn khác nhau về nhiều vấn đề. Ví dụ, bạn là người cởi mở, bạn sẽ nhận được thiện cảm từ nhiều người. Có thể những người khác trong công ty không giống bạn, họ luôn có tâm trí phải cố gắng tìm được địa vị hoặc một chỗ đứng vững chắc trong công ty.
Nhưng bạn thì ngược lại, bạn cởi mở và có thái độ hài hòa cũng như mong muốn cùng người cộng sự hoàn thành tốt công việc. Và tất nhiên, bao giờ bạn cũng có được nhiều thiện cảm hơn từ phía mọi người. Nhưng thái độ cởi mở ở đây không có nghĩa là sự “lẳng lơ” buông thả. Hãy giữ cho mình những nguyên tắc riêng để không vượt quá giới hạn.
Giữ chừng mực với cộng sự
Cho dù là đồng nghiệp hay bạn bè thì chúng ta vẫn là những người cùng sống trong một cộng đồng ngôn ngữ. Nếu như bạn không muốn có thêm những gì đó xa hơn với người đồng nghiệp khác giới, thì tốt nhất là hãy cho mối quan hệ của bạn và đối phương vào trong một phạm vi.
Hãy cố gắng đừng để tình cảm vượt quá ranh giới đó, thậm chí, ngay cả khi bạn đã có những tình cảm trên mức bình thường với cộng sự, cũng hãy cố gắng đừng để tình cảm đó có cơ hội biểu lộ ra ngoài. Và quan trọng hơn là đừng bao giờ gây ra bất cứ sự hiểu lầm nào với cộng sự của mình.
Phân biệt giữa khái niệm cởi mở và “thoáng”
Phương diện này bao gồm cả hành vi ứng xử và cách ăn nói của bạn. Tôn trọng cộng sự và giữ được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp là điều rất quan trọng giúp cho công việc tiến triển nhanh. Nếu khéo léo ứng xử, bạn có thể khiến những công việc phức tạp trở nên đơn giản và thuận lợi hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, bạn cần phải biết phân biệt giữa việc cởi mở trong quan hệ với cộng sự và việc làm cho mối quan hệ đó trở nên thân thiết trên mức bình thường. Sau khi tan sở, hai người là bạn của nhau lại là một phương diện khác. Nhưng tại nơi làm việc, nên cư xử đúng mực và đặc biệt là không nên có những cử chỉ hay lời nói vượt quá giới hạn.
Nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp
Nhân viên văn phòng nam có nỗi khổ riêng của mình, nhân viên nữ cũng có nỗi khổ riêng của mình. Họ có thể vì những khó khăn trong công việc làm cho đau đầu. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì chẳng có ai muốn công việc ảnh hưởng tới hạnh phúc hiện tại của mình.
Nhưng rất nhiều người thường để chuyện công việc xen quá nhiều vào đời sống riêng và khi gặp phải những khó khăn trong công việc, họ thường tỏ ra bất mãn và mang không khí không vui vẻ về nhà. Họ cho rằng họ không làm được. Thật ra, chỉ cần bạn nói một câu “tôi có thể giúp cậu” thì mọi chuyện sẽ khác đi rất nhiều. Khi người cộng sự gặp khó khăn hoặc khi mọi người không muốn tới gần anh ấy/cô ấy, bạn hãy là người lại gần và giúp đỡ.
Chủ động hỗ trợ nhau trong công việc không chỉ giúp bạn hoàn thành tốt công việc mà còn nuôi dưỡng mối quan hệ giữa bạn và người đồng nghiệp tại nơi văn phòng. “Khoảng cách” ở đây là một khái niệm mơ hồ, nhưng nếu không xác định được ranh giới thì rất có thể bạn sẽ mắc phải những sai lầm khiến mình phải hổi hận. Hãy luôn là người tỉnh táo và khéo léo để làm cho mối quan hệ trong gia đình cũng như trong xã hội hài hòa.
Leave a Reply