Tiền lương trong doanh nghiệp Việt thế nào?
Những vấn đề trên cho thấy được một phần những điểm bất cập của hệ thống tiền lương tại Việt Nam hiện nay. Những năm tới, hy vọng với mong muốn chủ trương cải cách và đổi
Trong nhiều năm qua, nhà nước luôn cố gắng cải cách các chính sách tiền lương nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội và phù hợp với nền kinh tế đang phát triển nhanh. Tuy nhiên, ngoài những thành công đã đạt được vẫn còn những hạn chế và bất cập.
Theo số liệu từ Bộ Nội vụ, từ năm 2003 đến nay, mức lương tối thiểu chung cho người lao động trong khu vực hành chính – sự nghiệp đã điều chỉnh 7 lần từ 210.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng, với mức tăng gần 4 lần. Từ ngày 1/5/2012, mức lương tối thiểu đã được quyết định tăng lên mức 1.050.000 nghìn đồng/tháng. Việc điều chỉnh này được thực hiện trên cơ sở các mức đã dự kiến trong Đề án tiền lương giai đoạn 2003 – 2007 và 2008 – 2012, có điều chỉnh theo mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng của NSNN. Tuy nhiên căn cứ thực tế mức sống hiện nay, mức lương tối thiểu này hoàn toàn là không đủ để người lao động có thể sống được trong một tháng, nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh. Khi lạm phát ngày càng đẩy giá cả tiêu dùng leo thang chóng mặt.
Vụ tiền lương của Bộ Nội Vụ cho biết sẽ cố gắng để điều chỉnh mức lương tối thiểu của công chức lên 3 triệu đồng một tháng vào năm 2018. Quan hệ lương tối thiểu – trung bình – tối đa chưa hợp lý, mức lương chưa trả đúng với năng lực làm việc, chức danh. Cũng theo thông báo của Bộ Nội vụ, giai đoạn 2016-2020 sẽ thực hiện mở rộng quan hệ mức lương tối thiểu – trung bình – tối đa từ mức 1 – 2,34 – 10 hiện nay lên mức 1 – 3,2 – 15.
Theo kết quả điều tra của Công đoàn Viên chức Việt Nam, tiền lương cứng của cán bộ viên chức khá thấp, phần lớn là hưởng lương ở mức cán sự và chuyên viên, chiếm khoảng 73% (cán sự chiếm 32% và chuyên viên 41%), còn ở mức chuyên viên chính là 24% và chuyên viên cao cấp là 3%.Với chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ do giá cả leo thang, lạm phát, những cải cách tăng lương của Nhà nước vẫn chỉ như muối bỏ bể, nếu chỉ căn cứ vào mức lương hiện nay thì không đủ chi phí cho từng cá nhân chứ chưa nói đến chuyện lo lắng cho gia đình, con cái. Thực tế cán bộ công chức nhà nước đa phần đều có thu nhập ngoài lương, và mức thu nhập này cũng không kiểm soát được.
Ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhiều công ty đã trả mức lương trung bình từ hơn 2 triệu đồng một tháng thì mức này ở phương án tối thiểu của Bộ Lao động và thương binh xã hội chỉ là 1.5 triệu đồng, điều này cũng gây ra nhiều thiệt thòi cho các lao động tại các công ty nước ngoài, khi mà phía nước ngoài sẽ không chấp nhận trả quá cao so với mức lương tối thiểu mà nhà nước quy định. Các doanh nghiệp đều cho rằng mức lương này là quá thấp, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn tuyển dụng lao động. Mức lương tối thiểu cũng khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi khách hàng tính giá thành cũng dựa vào nó. Hiện tại lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng đang áp dụng chung cho cả doanh nghiệp lẫn cả khối hành chính sự nghiệp, cho nên nếu muốn tăng thì sẽ ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước, điều này khiến mức lương tối thiểu của doanh nghiệp cũng tăng rất chậm, không phù hợp thực tế.
Những vấn đề trên cho thấy được một phần những điểm bất cập của hệ thống tiền lương tại Việt Nam hiện nay. Những năm tới, hy vọng với mong muốn chủ trương cải cách và đổi mới vấn đề tiền lương của Đảng và Nhà nước, những bất cập và hạn chế trên sẽ được giảm bớt, người lao động sẽ có được mức lương cao hơn ổn định hơn để có thể đảm bảo được cuộc sống của mình.
Leave a Reply