Giải phóng cảm xúc tiêu cực trong công việc như thế nào?
Nếu hiểu biết được càng nhiều về một người khi họ đang làm việc, chúng ta sẽ càng dễ dàng nhìn thấy được toàn bộ tính cách cũng như những vấn đề mà họ phải xoay chuyển trong
Nhiều người trong chúng ta vẫn xem cảm xúc là một trở ngại, gây nên những phiền phức ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Và dân công sở thường bảo nhau rằng “hãy để cảm xúc ở bên ngoài cánh cửa văn phòng khi đã bắt tay vào việc”.
Trong khi thái độ ứng xử này vẫn tồn tại thì có một thực tế mà mọi người buộc phải thừa nhận rằng cảm xúc là một phần trong mỗi con người. Chúng ta không thể dễ dàng lựa chọn sẽ mang nó theo hay bỏ rơi nó. Vậy việc nên làm hơn trong lúc này là trả lời câu hỏi “Đối phó với cảm xúc tại nơi làm việc như thế nào?”
Chắc chắn chúng ta không thể khống chế cảm xúc và làm nó biến mất, chỉ có thể phớt lờ nó đi. Hẳn bạn đã từng chứng khiến nhiều trường hợp khi cảm xúc bị đè nén quá mức bị bộc phát và bùng nổ thành những hành động quyết liệt không cần thiết, thậm chí bạo lực, nơi công sở.
Dưới đây là một vài ý tưởng bạn có thể tham khảo cùng CareerBuilder.vn để tạo nên một môi trường làm việc với những cảm xúc lành mạnh:
1. Biểu lộ những cảm xúc có thể chấp nhận
Trong lời nói và hành động, người quản lý nên biểu lộ những cảm xúc chấp nhận được, nó có thể trở thành một phần trong nét văn hóa của tổ chức. Bạn có thể chia sẻ cảm xúc của mình trong khi trò chuyện bằng cách bày tỏ niềm vui và kể về những nỗi lo sợ. Còn trong khi viết, bạn có thể lan truyền thông điệp của mình bằng câu chữ gợi nên cảm xúc rằng bạn cũng có cảm nhận giống những nhân viên khác. Điều này sẽ giúp người quản lý gần gũi hơn với nhân viên và tiến xa trên chặng đường dài hướng tới việc thiết lập sự tin tưởng.
2. Giải phóng nhân viên khỏi tình huống bị cảm xúc áp đảo
Đôi khi những cảm xúc giận dữ hay buồn rầu có thể trở nên rất mạnh mẽ, cách tốt nhất để đối phó là tách mình ra khỏi tình huống đó cho đến khi bản thân lấy lại được bình tĩnh và khả năng kiểm soát cảm xúc. Dù ở vị trí hay cấp bậc nào, nhân viên của bạn cũng đều nên được phép thoải mái làm điều này mà không bị trách phạt hay đánh giá. Người quản lý có thể chứng tỏ rằng điều này được chấp nhận, đối với tất cả mọi người, bằng cách thể hiện sự nhạy cảm đồng thời giúp nhân viên có cơ hội rời khỏi một cuộc họp hay sự kiện khi họ bắt đầu có biểu hiện của trạng thái cảm xúc quá nhiều.
3. Tổ chức các buổi chia sẻ kỹ năng quản lý cảm xúc
Có một cách khá hay để doanh nghiệp thực hiện sớm và thừa nhận tầm quan trọng của việc cân bằng cảm xúc khi làm việc đó là đưa nội dung này vào trong các buổi workshop hoặc huấn luyện nhân viên. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần khuyến khích và hỗ trợ chi phí để nhân viên tham gia thêm các khóa hướng dẫn bí quyết kiểm soát tâm trạng. Đây sẽ là biện pháp khiến nhân viên hiểu đúng hơn và nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn những cảm xúc tích cực cho môi trường công sở.
4. Khuyến khích không khí tươi vui và tinh thần hài hước
Không gian làm việc tràn ngập niềm vui và tiếng cười chắc chắn sẽ là một nơi nuôi dưỡng cảm xúc lành mạnh. Tạo cơ hội cho nhân viên cởi mở thể hiện bản thân khi vui chơi cũng sẽ giúp họ có thêm nhiều cảm xúc tốt trong công việc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người có tâm trạng vui vẻ khi làm việc sẽ có năng suất cao hơn những người không vui.
Nguồn: Internet
5. Xây dựng môi trường làm việc cam kết và hòa đồng
Một nơi làm việc càng gắn bó và thân thuộc với nhau nhiều bao nhiêu, thì các thành viên trong đó sẽ càng cởi mở khi chia sẻ cảm xúc với nhau nhiều bấy nhiêu. Hãy khuyến khích nhân viên của mình dành sự quan tâm đến đồng nghiệp khác trong cả những lúc bên ngoài công việc. Các sự kiện tình nguyện hay hoạt động dã ngoại cuối tuần là cơ hội tốt để các nhân viên có thể khám phá tâm tư tình cảm và hiểu biết hơn về những suy nghĩ của nhau.
Nếu hiểu biết được càng nhiều về một người khi họ đang làm việc, chúng ta sẽ càng dễ dàng nhìn thấy được toàn bộ tính cách cũng như những vấn đề mà họ phải xoay chuyển trong tổng thể “bức tranh muôn màu” của nhiều khía cạnh cuộc sống. Điều này giúp chúng ta đánh giá đúng hơn và cảm thông hơn về những nỗi sợ hãi, những cuộc đấu tranh và cả những niềm vui mà họ đã chia sẻ cùng ta.
Leave a Reply